Cùng Hữu Phúc Travel Theo Bước Chân Tiền Nhân Đến Vùng Đất Thoại Sơn Và Khu Di Chỉ Văn Hóa Óc Eo – An Giang
- Ông Nguyễn Văn Thoại (1761 – 1829) quê quán tại huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam nay thuộc quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Ông theo phò triều đình nhà Nguyễn và lập nhiều công trạng làm đến chức Thống Chế, được phong tước Ngọc Hầu, nên người dân gọi ông là Thoại Ngọc Hầu. Với tầm nhìn chiến lược của người tướng, năm 1818, ông chỉ huy dân binh đào kênh nối liền sông Đông Xuyên với Rạch Giá để việc qua lại giữa trấn Vĩnh Thanh và Hà Tiên không còn ngăn cách trong mùa khô hạn. Với công lao đó, vua Gia Long đã lấy tên ông đặt tên Núi Sập là Thoại Sơn và sông Đông Xuyên là Thoại Hà.
- Núi Sập còn có tên là Thoại Sơn, cao 85m, chu vi 3.800m.
- Hồ Ông Thoại – khu lòng hồ rộng khoảng 9 hecta, chia làm 3 hồ: số 1, 2, 3, hồ lớn nhất đặt tên Hồ Ông Thoại; lòng hồ số 2, 3 còn hoang sơ có vẻ đẹp như vịnh Hạ Long thu nhỏ.
- Thiền Viện Trúc Lâm An Giang – khởi công xây dựng vào năm 2017 hoàn thành năm 2022 trên diện tích gần 15ha và được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Đình Thoại Ngọc Hầu và Bia Thoại Sơn – để đánh dấu công trình đào kênh Thoại Hà vào năm 1818, Thoại Ngọc Hầu cho soạn một bài văn khắc vào bia đá, bia cao 3 m ngang 1m2, dày 2 tấc, chạm 629 chữ. Năm Minh Mạng thứ ba (1822), ông long trọng làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn thần, nay là ngôi đình thần thờ Thoại Ngọc Hầu tại thị trấn núi Sập. Ngày 29 tháng 1 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ra quyết định số 415/QĐ BVH TTDL công nhận Đình Thoại Ngọc Hầu và Bia Thoại Sơn là Di tích Quốc gia.
- Kênh Thoại Hà do ông Thoại Ngọc Hầu chủ trương đào con kênh Đông Xuyên – Rạch Giá, từ năm 1818 với chiều dài hơn 30 km.
- Núi Ba Thê cao 221 m, có chu vi 4.220 m, xưa thuộc xã Vọng Thê, nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn. Xưa núi có tên là Hoa Thê Sơn nhưng vào triều vua Minh Mạng vì kỵ úy hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên đổi thành Ba Thê. Đường lên núi dài khoảng 2 km, rộng 3 m, đường ngoằn ngoèo quanh co, có Thạch Đại Đao trên đỉnh – tương truyền trong một đêm mưa sấm chớp, sét đánh trúng một tảng đá lớn làm vỡ tung và lộ ra một cây đao bằng đá khổng lồ…
- Linh Sơn Cổ Tự hay còn gọi là Chùa Phật Bốn Tay – có tuổi đời hơn trăm năm và được xem là địa chỉ tâm linh bậc nhất tại thị trấn Óc Eo. Chùa được xây dựng năm 1912 bởi sư trụ trì Như Chánh. Ban đầu, chùa được cất bằng gỗ và lợp lá. Đến năm 1913, khi đưa tượng Phật Bốn tay về đặt ở giữa 2 tấm bia đá thì chùa mới xây gạch khá vững chắc như hiện nay.
- Di tích Quốc gia Gò Cây Thị, được nhà khảo cổ người Pháp Louis Malleret (trường Viễn Ðông Bác Cổ) phát hiện năm 1942 và khai quật năm 1944. Do trên trên đỉnh gò có 2 cây thị rất to nên mới đặt tên cho di tích là Gò Cây Thị: Di tích Gò Cây Thị A và Di tích Gò Cây Thị B. Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH HỮU PHÚC
Địa chỉ: Số 53, Đường số 9 – Khu đô thị Tây Sông Hậu, Phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại: 0913 820 296 – 0968 303 071